
Bị chó cắn xước nhẹ ở chân có sao không
Rất nhiều trường hợp bị chó cắn, thậm chí dẫn đến tử vong đã được báo chí đưa tin khiến nhiều người lo lắng khi gặp chó dữ. Vết chó cắn không đơn giản là khiến bạn bị đau hay chảy máu mà còn có nguy cơ gây ra những rủi ro nghiêm trọng tới tính mạng. Vậy khi bị chó cắn xước nhẹ ở chân có sao không, có bị bệnh dại không? Hãy theo dõi những phân tích dưới đây để có cách ứng phó hiệu quả nhé!
-
Phân loại mức độ vết cắn
Thông thường, vết chó cắn sẽ được phân thành 5 mức độ nghiêm trọng khác nhau như sau:
Mức độ 1: Răng của chó không chạm tới da
Mức độ 2: Răng của chó chạm vào da, nhưng da vẫn chưa xước, chảy máu hay rách.
Mức độ 3: Có từ một tới bốn vết thương hở và nông trên da.
Mức độ 4: Có một vết cắn, từ một đến bốn vết thương hở, trong đó có ít nhất một vết thương bị thủng sâu
Mức độ 5: Có nhiều vết cắn, bao gồm cả vết thương thủng sâu. Trường hợp này chó thường tấn công mạnh bạo.
-
Bị chó cắn xước nhẹ ở chân có sao không
Nhiều người quá lo lắng nên thường e ngại không biết bị chó cắn xước nhẹ ở chân có sao không. Tuy nhiên, chó cắn chỉ xước nhẹ sẽ nằm trong trường hợp không phải tiêm mà chỉ cần theo dõi con vật trong 15 ngày.
Dưới đây là các trường hợp bác sĩ sẽ không tiêm mà dặn người bệnh theo dõi con vật trong 15 ngày:
– Vết cắn ở mức nhẹ, xa não.
– Con vật vẫn sống khỏe mạnh, không có dấu hiệu bất thường
– Không phát hiện có bệnh dại ở súc vật quanh khu vực.
Nhiều trường hợp bị chó cắn nhưng có lớp quần bò bảo vệ thì trên da có thể vẫn có vết xước nhưng không nguy hiểm đến mức cần tiêm vì không bị virus xâm nhập. Trong thời gian 15 ngày theo dõi, nếu thấy con vật bị ốm, chết, bỏ ăn, bị bán, mất tích hay bị mổ thịt thì cần đến gặp bác sĩ để khám và tiêm. Nếu sau 15 ngày, con vật vẫn sống khỏe mạnh thì bạn có thể yên tâm.
- Sơ cứu nếu bị chó cắn chảy máu
Khi bị chó cắn, răng cửa của chúng sẽ chạm vào phần mô thịt và những chiếc răng nhỏ, nhọn hơn có thể làm rách da khiến người bị cắn có vết thương hở và lởm chởm. Nếu không xử lý kịp thời để vết thương bị nhiễm trùng thì tình trạng sẽ nguy hiểm hơn. Chính vì vậy, khi bị chó cắn, bạn nên sơ cứu ngay để xử lý vết thương, tránh để lâu sẽ rất dễ bị nhiễm trùng.
– Nhanh chóng kiểm tra vết thương. Nếu thấy vết thương không chảy máu, bạn mau chóng rửa thật sạch vùng da bị cắn bằng xà phòng và nước ấm. Nếu thấy vết thương chảy máu, bạn cần chườm chỗ bị cắn bằng vải sạch cho đến khi máu ngừng chảy rồi mới bắt đầu rửa vết thương.
– Ấn nhẹ lên vùng da cạnh vết thương để loại bỏ một ít máu, giúp loại bỏ vi trùng để tiến hành rửa vết thương
– Bôi vừa đủ kem kháng sinh lên vùng bị thương
– Sử dụng băng vô trùng, quấn vài vòng sao cho bịt kín vết thương
– Nâng cao chân, tay hoặc những chỗ bị thương sao cho cao hơn tim để ngăn ngừa sưng và tránh nhiễm trùng
Trường hợp vết thương của bạn ở mức nhẹ như mức độ 1, 2, 3 kể trên thì có thể tự xử lý tại nhà bằng việc rửa vết thương hằng ngày, theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng và con vật .
Tuy có thể sơ cứu tại nhà một cách an toàn nhưng tốt hơn hết mọi người nên đi khám bác sĩ để được kiểm tra đầy đủ về tình trạng vết thương cũng như được tư vấn xử lý hiệu quả hơn.
Một lưu ý cũng khá quan trọng đó là hãy yêu cầu chủ của con vật cung cấp hồ sơ tiêm phòng của chúng khi bị cắn. Những thông tin này sẽ giúp ích cho bác sĩ chẩn đoán và quyết định việc điều trị tiếp theo.
- Những trường hợp bị chó cắn cần đi gặp bác sĩ ngay
Các bạn có thể không cần đến gặp bác sĩ nếu thấy vết thương ở mức nhẹ và được xử lý kịp thời. Tuy nhiên, sau khi thực hiện các biện pháp xử lý tại nhà mà có những biểu hiện dưới đây thì người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế hoặc bệnh viện để gặp bác sĩ và được điều trị kịp thời.
– Máu chảy nhiều, dùng vải thấm cũng không kiểm soát được
– Vết cắn nghiêm trọng lộ cả xương, gân hoặc cơ
– Có cảm giác đau dữ dội khi bị cắn
– Mất các chức năng như không thể uốn cong hay cử động các ngón tay
– Có các dấu hiệu bị nhiễm trùng như sưng to, đỏ lên, nóng
– Bị sốt cao hoặc cảm thấy yếu ớt, thậm chí ngất xỉu
– Từ vết thương thấy có dịch mủ vàng và có mùi hôi
Ngoài ra, nếu vết cắn bị hở mà bạn chưa tiêm phòng uốn ván trong vòng 5 năm trở lại hoặc trong trường hợp con vật đã cắn bạn có biểu hiện kỳ lạ thì bạn cũng cần đến gặp bác sĩ ngay. Hoặc nếu như chưa thể chắc chắn con vật đã được tiêm phòng vắc-xin dại hay chưa thì cũng phải nhờ đến tư vấn của bác sĩ chứ không nên tự xử lý tại nhà.
Hơn nữa, những người bị suy giảm hệ miễn dịch, đang có bệnh lý nền như như bệnh đái tháo đường hoặc người đang điều trị y tế cũng cần phải gặp ngay bác sĩ trong thời gian sớm nhất để nhận được sự hỗ trợ khi bị chó tấn công.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ bị chó cắn xước nhẹ ở chân có sao không. Bạn có thể sơ cứu các bước cơ bản tại nhà vì đây là vết cắn ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên vì sự an toàn tuyệt đối, bạn vẫn nên đến khám bác sĩ để được hỗ trợ tốt nhất. Các bạn nhớ cẩn thận và bảo vệ mình khi ra ngoài nhé!