
Các phương pháp lập dự toán công trình xây dựng
Các phương pháp lập dự toán công trình là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng trong ngành xây dựng. Bất kỳ công trình nào trước khi đi vào xây dựng cũng cần phải xây dựng một bản dự toán hoàn chỉnh để đo đạc vật tư, nhân công, máy móc sử dụng trong quá trình xây dựng. Tuy nhiên, do có quá nhiều phương pháp khác nhau nên bạn dễ nhầm lẫn và khó tính toán. Vậy các phương pháp lập dự đoán công trình phổ biến nhất là gì? Đâu là phương pháp được dân xây dựng sử dụng nhiều nhất? Tất cả sẽ được cập nhật ngay trong bài viết dưới đây.
Dự toán công trình là gì
Dự toán công trình là toàn bộ chi phí xây dựng công trình trước khi xây dựng được xác định trên cơ sở số liệu dự kiến của công trình và chỉ dẫn về phương pháp xác định.
Vai trò của dự toán công trình
- Là cơ sở để lập kế hoạch đầu tư, thuyết phục ngân hàng đầu tư phân bổ vốn vay, để chủ đầu tư và nhà thầu tự lập phương án.
- Là cơ sở để đàm phán, ký kết hợp đồng và thanh toán khi chỉ định thầu
- Là cơ sở để xác định giá gói thầu, giá thành xây dựng khi đấu thầu và là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật để so sánh, lựa chọn.
Dự toán công trình có ý nghĩa gì
- Trở thành cơ sở để tính toán các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật trong việc lựa chọn phương án thiết kế xây dựng.
- Trở thành chứng từ chỉ định giá thành công trình, căn cứ để lập kế hoạch đầu tư, thuyết phục ngân hàng đầu tư, phân bổ vốn.
Các phương pháp lập dự toán công trình xây dựng phổ biến nhất
Nhìn chung, phổ biến nhất hiện nay đó là 4 phương pháp ước lượng được nêu dưới đây. Hầu như tất cả đều giống nhau ở chỗ đều phải tính khối lượng công việc trước, sau đó mới bắt đầu tính hao phí 3 yếu tố cần thiết là vật liệu, nhân công và máy thi công.
Phương pháp ước tính chi phí nguyên vật tư trực tiếp
Với phương pháp lập dự toán tính tổng khối lượng vật tư và áp giá vật tư tại thời điểm mà bạn lập dự toán. Phương pháp này sẽ không sử dụng tổng lượng vật tư rồi dựa trên đơn giá rồi cộng phần chênh lệch. Ở các tỉnh phía Nam, phương pháp tính giá vật tư trực tiếp có phần phổ biến hơn.
Lập dự toán xây dựng bằng phương pháp bù đắp chi phí vật tư
Ngoài phương pháp tính giá công trình xây dựng áp dụng giá vật tư trực tiếp ở miền Nam thì phương pháp bù đắp chi phí vật tư cũng tương đối phổ biến và được sử dụng rộng rãi ở miền Bắc. Đầu tiên, căn cứ vào bộ đơn giá mà từng địa phương đã ban hành rồi cộng vào phần giá chênh lệch giữa bộ đơn giá do địa phương đó ban hành so với giá thực tế. Đây là một cách tính tổng chi phí nguyên vật liệu rất dễ dàng và cách này được sử dụng nhiều trong các công trình.
Áp dụng giá thực tế cho cả vật tư, nhân công và máy thi công
Nằm ở trong bảng khối lượng: Không cần sự xuất hiện của bộ phận đơn giá / tổng. Thay vào đó, bảng dự toán này sẽ chỉ được sử dụng để tính toán khối lượng. Bảng này có thể được đổi tên thành “Bảng tính khối lượng” thay cho tên cũ đó là “Bảng ước tính chi tiết”.
- Trong bảng phân tích vật liệu, nhân công và máy thi công, cần phân tích tất cả các thành phần chứa trong bảng đó (3 yếu tố nêu trên) thay vì chỉ phân tích vật liệu.
- Trong bảng phân tích tổng hợp vật tư, nhân công, máy móc: Cần tổng hợp đầy đủ tất cả vật tư, nhân công, máy móc sau đó mới áp giá trực tiếp tại thời điểm bạn lập dự toán theo bảng báo giá cùng với các quy định hiện hành. Bảng này sẽ không thực hiện phép nhân hệ số hoặc bất kỳ phép tính bù trừ nào.
Cách tính này cũng được thực hiện tương tự như phương pháp áp giá vật tư trực tiếp (phương pháp 1). Tuy nhiên, bạn sẽ không cần sử dụng đơn giá của địa phương mà vẫn có thể tính được cho cả vật tư, nhân công và máy thi công sẽ sử dụng để thi công công trình.
Tính lại đơn giá vật tư, nhân công và máy thi công
Với cách tính đơn giá này, nó được sử dụng phổ biến hơn trong mảng giao thông. Phương pháp này sẽ tính lại các đơn giá trên cơ sở chi phí vật liệu, nhân công và máy móc thi công theo mặt bằng giá chung. Đồng thời, nó cũng sẽ dựa trên các quy định được đưa ra tại thời điểm chuẩn bị lập dự toán. Phương pháp này tương tự như những phương pháp tính của Bộ đơn giá hoặc cách tính đơn giá dự thầu.
Còn về cách tính giá thành máy móc xây dựng thì ở mỗi nơi sẽ có sự chênh lệch. Có nơi tính trực tiếp nhưng cũng có nơi thì lấy đơn giá rồi nhân hệ số điều chỉnh, cũng có nơi lấy luôn đơn giá rồi trích ra để tính mức tiêu hao nhiên liệu – nhân công để điều khiển máy móc và bù giá trị chênh lệch.
Đối với một công trình xây dựng, việc tìm hiểu không chỉ các phương pháp lập dự toán phù hợp nhất mà còn cả các bước tính toán chi phí dự toán công trình cũng quan trọng không kém. Với 4 cách tính trên lại có đến 3 cách chi phí khác nhau, bạn có thể tìm hiểu và sử dụng một phương pháp mà bạn cảm thấy thuận tiện nhất.