
Hướng dẫn các nhà đầu tư mới về cách đếm sóng Elliott
Sóng Elliott được ra đời vào năm 1938 và từ việc dựa vào các đặc tính của xã hội và đa số đám đông thì đã có rất nhiều người có khuynh hướng là đi theo xu hướng của thế giới. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho chúng ta những thông tin về sóng Elliott và cách đếm sóng Elliott cho những ai chưa biết.
Tìm hiểu về sóng Elliott là gì?
Sóng elliott được hiểu là gì? Từ việc con người chúng ta luôn đi theo những xu hướng trên thế giới và đặc biệt là sự cương trực trong lĩnh vực đầu tư mà Ralph Nelson Elliott đã phát triển chúng thành lý thuyết về sóng Elliott. Trên thị trường hiện nay đang có 2 luồng sóng chính đó là sóng không có xu hướng và sóng có xu hướng. Hay chúng vẫn còn được gọi là sóng xung và sóng điều chỉnh. Mô hình còn được chia làm 5 đợt sóng khác nhau và thường thì mỗi sóng chuẩn sẽ bao gồm 144 con sóng nhỏ.
Quy tắc và hướng dẫn cách để đếm sóng Elliott
- Đối với cách hướng dẫn đếm sóng Elliott thì sóng thứ 2 chỉ được phép bắt đầu khi mà sóng đầu tiên đã được hoàn tất.
- Sóng 3 là một con sóng mà đang nằm trong xu hướng là tăng mạnh, vì thế mà chúng không được quá ngắn.
- Sóng thứ 4 được xem là sóng hồi và chúng không được đi vào vòng thứ 1 bởi vì bị sóng thứ 2 và thứ 3 ngăn cách.
- Các sóng A,B,C cũng giống như là sóng 1,2,3,4, và 5. Tuy nhiên thì chỉ có 3 sóng được thay bởi vì xu hướng chính bao gồm 5 con sóng. Đó cũng chính là cách đếm sóng Elliott mà chúng tôi muốn hướng dẫn đến bạn.
Cách để vẽ được sóng Elliott
- Sóng C hoặc là sóng 3: Ngay sau khi sóng 1 và sóng 2 đã được hình thành thì chúng ta tiến hành vẽ các kênh giá.
- Nếu như con sóng thứ 3 không thể nào bứt phá qua được các đường song song đó hoặc là không thể chạm đến nó được thì đó chính là con sóng C chứ không pahir sóng thứ 3.
- Các đường hỗ trợ từ số 0 đến số 2 thường sẽ đóng vai trò là mức chặn.
- Con sóng 4: Sau khi con sóng thứ 3 xuất hiện thì chúng ta có thể bắt đầu vẽ các kênh giá bằng cách là nối những điểm cuối của con sóng thứ 1 với điểm cuối của con sóng thứ 3, sau đó vẽ một đường song song từ điểm đầu đến điểm cuối của con sóng thứ 2.
- Nếu như con sóng thứ 4 không thể đến gần được với các đường này thì đây chính là một biểu hiện của xu thế đang rất mạnh trên thị trường.
- Con sóng thứ 5 có 2 cách vẽ:
- Cách vẽ thứ 1: Ngay sau khi con sóng thứ 4 đã được hoàn thành thì chúng ta có thể vẽ ra một kênh giá và tiến hành nối điểm cuối của con sóng thứ 2 với điểm cuối của con sóng thứ 4 bằng một đường sóng xu hướng. Bằng cách này thì chúng ta có thể dự đoán được các mục tiêu của con sóng 5.
- Cách vẽ thứ 2: So với con sóng 1 và con sóng 5 thì con sóng 3 có một tốc độ di chuyển khá nhanh và còn nhanh hơn hai con sóng này. Nếu như con sóng thứ 3 cho thấy được một đợt giảm giá hay là tăng giá mạnh và gần như là thẳng đứng thì chúng ta nên vẽ một đường xu hướng để nối con sóng thứ 2 với con sóng thứ 4. Sau đó vẽ một đường song song với con sóng thứ 1..
- Con sóng D và sóng E: Sóng B sẽ được hình thành là từ lúc chúng ta vẽ một đường dùng để nối những đầu sóng A với các điểm cuối của sóng B để có thể xác định được phương hướng cho con sóng D. Tiếp đó là sau khi con sóng D được hoàn thành thì chúng ta có thể vẽ các đường xu hướng dùng để nối sóng A với các điểm cuối của sóng C và định hình được mục tiêu của sóng E. Hầu như là không bao giờ các con sóng E sẽ dừng ngay tại các đường xu hướng mà chúng chỉ ghé sát qua con đường xu hướng ấy một cách tạm thời, nhanh chóng.
Bài viết trên đây là tổng hợp những cách đếm sóng Elliott mà chúng tôi đã cung cấp đến bạn đọc. Mong rằng với những thông tin trên thì sẽ giúp cho những nhà trader mới có thể đếm được các con sóng cũng như là các định được những xu hướng của thị trường.