
Cách làm trân châu bằng bột sắn dây
Giới trẻ chắc chắn ai cũng đều biết tới hương vị của những hạt chân trâu trong các cốc trà sữa hay cốc chè thường ăn tại hàng quán. Nhiều người rất yêu thích loại đồ ăn này nhưng e ngại việc đảm bảo vệ sinh ở bên ngoài hay đơn giản là muốn tự tay nấu trân châu để thưởng thức thì đừng bỏ qua bài viết hướng dẫn cách làm trân châu bằng bột sắn dây này nhé.
-
Nguồn gốc của hạt trân châu
Như các bạn đã biết, trà sữa trân châu có nguồn gốc từ Đài Loan nên đương nhiên những hạt trân châu trong trà sữa cũng có nguồn gốc từ hòn đảo này.
Ngay từ chính tên gọi trân châu của nó đã cho thấy sự quan trọng không thể thiếu trong hương vị một cốc trà sữa rồi. Đó là một sự sáng tạo của nghệ nhân trà tên Liu Han Chieh , cũng chính là chủ của chuỗi trà sữa nổi tiếng Chun Shui Tang.
Đầu năm 1983 là lúc những hạt trân châu mới thực sự ra đời. Những hạt trân châu này được cho là sáng tạo riêng của nghệ nhân trà Liu Han Chieh. Trong một cuộc họp, khi ông thử cho những viên trân châu ngọt lại có mùi vị của đường cháy vào ly trà sữa cho khách mời thì ngay lập tức những vị khách này đã rất thích thú. Từ đó ông quyết định cho loại trân trân châu này xuất hiện trong thực đơn và đã trở thành đồ uống bán chạy nhất của quán.
Tuy nhiên, món trà sữa trân châu này trở nên nổi tiếng ở hầu hết các nước Châu Á là khi một số đài truyền hình Nhật Bản đã đến đây đưa tin về vị chủ quán này vào đầu năm 1990. Hiện nay thì thương hiệu trà sữa Chun Shui Tang đã quá quen thuộc và phổ biến khắp thế giới.
-
Cách làm trân châu bằng bột sắn dây
Hương vị thơm ngon, đặc trưng mùi đường cháy của trân châu thương hiệu Chun Shui Tang là điều không thể bàn cãi. Hơn nữa, khi nhắc đến chuẩn vị thì chắc chắn phải nói đến trân châu trong trà sữa Đài Loan. Tuy nhiên đôi khi một chút phá cách cũng sẽ tạo ra hương vị mới lạ cho chân trâu đúng không? Những bạn yêu bếp hay tò mò làm các món mới cho cả nhà có thể thử món trân châu làm từ bột sắn dây. Dù không thể đảm bảo mùi vị giống y nguyên trân châu trong trà sữa bình thường hay uống nhưng cũng mới lạ đáng để thử lắm nhé. Từ những nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm là bạn có thể bắt tay vào làm rồi.
– Nguyên liệu:
+ Bột milo
+ Bột sắn dây
+ Nước
+ Nồi đun
– Cách làm:
+ Đổ một lượng nước vừa phải vào nồi rồi đun sôi. Bạn nên đun bằng nồi để đảm bảo nước sôi già, nếu đun bằng ấm siêu tốc thì nước không đủ nóng để nặn bột được.
+ Trộn thật đều hỗn hợp bột sắn với milo. Tuy theo sở thích và sức ăn của mọi người mà tự ước lượng khối lượng của bột sắn và milo nhé, chú ý tỉ lệ bột sắn : milo là 3:1. Những ai muốn ăn ngọt hơn có thể thêm đường nếu muốn nhé.
+ Đợi nước thật sôi già thật nóng rồi đổ vào hỗn hợp bột vào nồi. Bạn nên múc đổ từ từ, từng ít một vào để bột không bị nhão nhé, đồng thời vừa đổ vừa dùng thìa khuấy thật nhanh tay. Khi thấy lượng nước vừa đủ thì bạn lấy ít bột sắn xoa đều vào tay cho đỡ dính rồi dùng tay nhào đều bột lên nhé. Bạn nhớ cẩn thận không nóng nhé. Trong quá trình nhào nếu thấy khô thì đổ thêm nước hoặc cho thêm bột nếu thấy nhão quá. Đến khi nặn được bột dẻo vừa phải thì bạn đã có hỗn hợp hoàn hảo rồi.
+ Sau khi nhào bột thật kỹ, sờ vào thấy mềm mịn, bạn nặn vo viên trân châu thành từng viên vừa miệng. Lúc chia phần để vo viên, các bạn lấy mảnh vải sạch hoặc túi bóng đậy kín bột đã nhào trong tô sạch để bột không bị khô lại nhé.
Các bạn có thể đổ thêm ít nước nóng vừa đun trên nồi cho vào bột lúc nặn để bột mềm lại, không bị cứng nhưng đừng để nhão quá sẽ không vo viên được hình.
+ Sau khi khi đã nặn xong hết chỗ bột, bạn rắc thêm một ít bột cho đỡ dính rồi cho tất cả vào nồi đun. Dùng đũa khuấy nhẹ để tránh cho hạt trân châu bị sát dưới nồi, sau khi đun sôi khoảng 1 phút thì giảm lửa và đậy nắp vung lại. Chờ thêm khoảng 20-25 phút nữa thì tắt bếp. Tuy nhiên bạn không nên lấy trân châu ra luôn mà tiếp tục đậy nắp vung trong khoảng 20-15 phút nữa để hạt trân châu trong hơn và chín đều từ trong ra ngoài.
Sau khi trân châu chín hết, bạn vớt ra ngâm vào bát nước mát khoảng 2 phút để trân châu không bị dính. Thành phẩm có được là những hạt trân châu ngọt vừa phải, có màu nâu và khi ăn thấy độ dẻo rất ngon. Bạn nào thích có thể ăn nguyên trân châu, hoặc cho vào sữa tươi, trà sữa đều vô cùng ngon miệng.
Nếu bạn làm nhiều trân châu quá mà không ăn hết có thể luộc rồi bảo quản trong tủ lạnh. Khi nào muốn ăn, bạn lấy ra luộc tiếp là lại dùng được nhé.
Sắn dây là một thực phẩm với nhiều công dụng tuyệt vời tốt cho cơ thể. Vì vậy làm trân châu từ nguyên liệu này vừa đảm bảo sức khỏe mà vẫn giữ được mùi vị thơm ngon. Cuối tuần rảnh rỗi thì chần chờ gì mà không vào bếp làm ngay thức uống bổ dưỡng với trân châu cho cả nhà cùng thưởng thức. Hãy lưu lại cách làm trân châu bằng bột sắn dây trên đây để áp dụng dễ hơn nhé.