
Giang mai: biến chứng và cách điều trị
Giang mai: biến chứng và cách điều trị
Giang mai là một trong những căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục và có thể để lại rất nhiều biến chứng nặng nề cho người mắc. Vậy biến chứng của giang mai là gì? Cách điều trị giang mai như thế nào là đúng và hợp lý?
Giang mai là gì?
Giang mai là căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục xuất phát từ vi khuẩn Treponema Palllidum. Căn bệnh giang mai rất khó chẩn đoán vì trong những năm đầu, người bệnh thường không có bất kỳ biểu hiện hay triệu chứng nào. Tuy nhiên nếu tình trạng này để quá lâu và không được điều trị đúng cách có thể gây nên những tổn thương vô cùng lớn liên quan tới tim và não…
Như đã nói ở trên, giang mai trong những năm đầu thường rất khó phát hiện bởi không được biểu hiện thành triệu chứng. Khi này người bệnh vẫn sẽ sinh hoạt bình thường và có thể lây nhiễm nhanh chóng cho người khác.
Thời gian ủ bệnh giang mai có thể kéo dài từ 3 – 4 tuần. Trong giai đoạn này nếu được phát hiện, bệnh có thể được điều trị khỏi hoàn toàn và không để lại bất kỳ biến chứng nào. Tuy nhiên nếu để bệnh tồn tại từ 1 năm trở lên, người bệnh rất dễ gặp phải những biến chứng nặng nề.
Biến chứng của bệnh giang mai
Như đã nói ở trên, bệnh giang mai nếu không được phát hiện và điều trị ngay từ sớm, rất dễ để lại những biến chứng nguy hiểm, cụ thể như sau:
- Xuất hiện các vết sưng hoặc các khối u bã đậu trên da, xương, gan hoặc bất kỳ một cơ quan nào trên cơ thể. Đây là dấu hiệu của giang mai giai đoạn cuối.
- Gây nên các vấn đề về thần kinh, ví dụ như đau đầu, mất thính lực, viêm màng não, gây sa sút trí tuệ, rối loạn chức năng tình dục…
- Làm tăng nguy cơ nổi mụn HIV, tạo điều kiện cho HIV xâm nhập vào máu.
- Gây nên các biến chứng khi mang thai và sinh nở, lây truyền bệnh qua cho thai nhi, khiến thai nhi có thể chết lưu hoặc tử vong sau vài ngay sau sinh.
Hướng điều trị bệnh giang mai sao cho hiệu quả
Giang mai có thể gây nên rất nhiều các vấn đề liên quan tới sức khỏe cho người bệnh. Chính vì vậy ngay khi được phát hiện nhiễm xoắn khuẩn Treponema Palllidum, các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị cho bệnh nhân theo liệu trình như sau:
Sử dụng thuốc chữa giang mai
Đây là phương pháp chữa giang mai thường dùng trong giai đoạn đầu bị bệnh. Loại thuốc thường được sử dụng khi này đó là Penicillin hoặc một loại kháng sinh khác tương tự (với người bệnh bị dị ứng Penicillin).
Trong trường hợp người bệnh bị giang mai tiềm ẩn sơ cấp, thứ phát hoặc bị giang mai dưới 1 năm, bệnh nhân sẽ được khuyến nghị tiêm 1 lần Penicillin. Trong trường hợp người bệnh mắc giang mai lâu hơn, liều tiêm có thể tăng lên. Phương pháp sử dụng thuốc chữa giang mai này cũng được áp dụng với phụ nữ đang mang thai.
Tuy nhiên sau khi tiêm Penicillin, người bệnh rất có thể sẽ trải qua các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, buồn nôn, đau nhức đầu… Tuy nhiên đây là phản ứng hoàn toàn bình thường và thường sẽ hết trong vòng 1 ngày sau tiêm.
Theo dõi việc điều trị giang mai
Sau quá trình sử dụng thuốc chữa giang mai, bác sĩ sẽ đưa ra một số yêu cầu khác đối với người bệnh để việc điều trị đạt hiệu quả tốt hơn. Một số yêu cầu thường được bác sĩ đưa ra gồm có:
- Xét nghiệm máu định kỳ để đảm bảo cơ thể người bệnh có thể đáp ứng được với liều lượng thông thường của Penicillin.
- Yêu cầu người bệnh tránh quan hệ tình dục với bạn tình mới cho đến khi quá trình điều trị hoàn tất, tình trạng nhiễm trùng liên quan tới bệnh giang mai được chữa khỏi hoàn toàn.
- Thực hiện xét nghiệm HIV xem bệnh nhân có đang nhiễm virus này không.
- Thông báo cho bạn tình của người bệnh để yêu cầu họ đi kiểm tra, xét nghiệm và tiến hành điều trị nếu cần thiết.
Bệnh giang mai liệu có thể chữa khỏi hoàn toàn không?
Câu trả lời là tùy vào từng giai đoạn của bệnh giang mai. Trong giai đoạn sớm, vi khuẩn gây bệnh giang mai chưa gây tổn thương nặng nề tới các cơ quan nội tạng như tim mạch và thần kinh, bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi hoàn toàn.
Tuy nhiên bệnh giang mai có thể diễn tiến rất nhanh và giai đoạn đầu thường rất khó phát hiện. Hơn thế nữa, biến chứng của căn bệnh này rất nguy hiểm nên người bệnh không được chủ quan và cần phải tuân thủ đúng phác đồ điều trị được bác sĩ đưa ra. Vậy nên ngay khi phát hiện hoặc có nghi ngờ bản thân nhiễm giang mai, người bệnh hay mau chóng tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị sớm nhất nhé. Mọi dấu hiệu, mọi triệu chứng của bệnh khi đã biểu hiện rõ ràng đều chứng tỏ giang mai đã bước vào những thời kì II, III, rất khó chữa khỏi hoàn toàn.
Trên đây là những thông tin liên quan tới việc điều trị giang mai bằng thuốc mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng với những chia sẻ này, bạn sẽ hiểu hơn về căn bệnh này và có hướng điều trị phù hợp, dứt điểm.