
Trẻ đang uống kháng sinh có tiêm phòng được không?
Tiêm phòng là việc rất cần thiết đối với trẻ nhỏ nhằm giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, chống lại được những bệnh gây ảnh hưởng tới sức khoẻ. Tuy nhiên, không phải lúc nào sức khoẻ của bé cũng tốt tại thời điểm tiêm phòng. Và điều các bậc làm cha mẹ lo lắng rằng trẻ đang uống kháng sinh có tiêm phòng được không?. Cùng tìm câu trả lời qua bài viết này nhé!
-
Trẻ đang uống kháng sinh có tiêm phòng được không?
Trên thực tế, có khá nhiều trường hợp trẻ đang sử dụng kháng sinh nhưng lại đến lịch tiêm phòng vì trẻ nhỏ trong độ tuổi này hay gặp các triệu chứng như ho sốt, tiêu chảy. Về nguyên tắc thì ngoài những trường hợp ngoại lệ thì không có chống chỉ định tiêm phòng cho trẻ đang uống kháng sinh. Việc sử dụng kháng sinh không ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch đối với vắc-xin sống giảm độc lực và vắc-xin bất hoạt.
Những trẻ đang uống thuốc kháng sinh phải được khám sàng lọc trước tiêm chủng để kiểm tra kĩ hơn tình trạng sức khỏe bởi các bác sĩ chuyên khoa. Những trường hợp trẻ bị sốt, tiêu chảy đang dùng kháng sinh thì sẽ phải hoãn tiêm để chờ sức khỏe ổn định trở lại, nếu trẻ sốt do mọc răng thì có thể vẫn tiêm như bình thường. Trong trường hợp trẻ bị ho, sổ mũi thì việc tiêm phòng hay không tiêm sẽ tùy vào từng trường hợp cụ thể. Ngoài ra, cần có lưu ý cho một số loại vắc-xin sau:
- Với trường hợp sử dụng thuốc kháng virus trong vòng 48 giờ thì không nên tiêm phòng cúm sống giảm động lực. Cho dù thuốc kháng virus không có ảnh hưởng tới vắc-xin cúm bất hoạt.
- Thuốc kháng virus herpes có thể làm giảm hiệu quả của loại vắc-xin sống zoster hoặc vắc-xin thủy đậu. Vì vậy, nếu trẻ muốn tiêm phòng vắc – xin này thì cần phải dừng sử dụng thuốc này ít nhất 24 giờ
- Hiện nay, chưa có bằng chứng về ảnh hưởng của thuốc kháng virus đối với vắc-xin Rotavirus và vắc-xin MMR.
- Trẻ không nên tiêm phòng khi nào?
Có những trường hợp trẻ đang uống thuốc kháng sinh có thể tiêm phòng bình thường, tuy nhiên vẫn có những trường hợp mà bậc làm cha mẹ nên lưu ý không nên cho trẻ đi tiêm:
- Những trẻ có thân nhiệt thấp hơn 35,5 độ hoặc sốt cao hơn 37,5 độ
- Những trẻ bị mắc khuẩn cấp tính
- Trẻ em đang bị mắc viêm da mủ, bệnh chàm da có nguy cơ viêm nhiễm toàn bộ cơ thể.
- Những trẻ đang mắc một số bệnh mãn tính như lao phổi, tràn dịch màng phổi, mắc những bệnh liên quan đến thận.
Để yên tâm, cha mẹ nên theo dõi thật kỹ tình trạng sức khoẻ của bé thật kỹ để có thể kịp thời thông báo với y bác sĩ trong khi khám sàng lọc trước tiêm phòng. Với một số trường hợp trẻ không đạt tiêu chuẩn về cân nặng cũng như có những bệnh nguy hiểm cũng cần phải lùi lại lịch tiêm, phục hồi sức khoẻ, thể chất đến khi khoẻ mạnh đạt tiêu chuẩn mới có thể tiêm phòng.
- Sau khi uống thuốc kháng sinh bao lâu thì trẻ được tiêm phòng?
Tuỳ vào từng loại kháng sinh cũng như mục đích của việc dùng kháng sinh mà sẽ có thời gian tiêm phòng sau khi uống khác nhau.
- Với những trẻ sử dụng kháng sinh để điều trị các bệnh nhiễm trùng nhẹ như viêm họng, nhiễm trùng ở tai, …thì trẻ vẫn có thể sử dụng thuốc kháng sinh theo đúng liều lượng trước, trong và sau khi tiêm phòng.
- Còn với những trẻ sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị các bệnh vừa và nặng thì trẻ không nên tiêm phòng. Vì những tác dụng phụ sau khi tiêm phòng sẽ dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng của bệnh mà trẻ bị phải. Từ đó dẫn đến việc sơ ý trong quá trình chăm sóc sau khi tiêm phòng, sẽ dẫn đến những trường hợp đáng tiếc nếu trẻ bị sốc thuốc mà không được chữa kịp thời. Cùng với đó có thể khiến bệnh của trẻ trở nên nặng và khó điều trị hơn, làm suy yếu hệ miễn dịch của trẻ, đi ngược lại tác dụng của vắc – xin.
- Những lưu ý khi cho trẻ đang uống kháng sinh tiêm phòng.
Với những trẻ đang uống thuốc kháng sinh đi tiêm phòng thì cha mẹ nên lưu ý những vấn đề sau:
- Sau khi tiêm phòng cho trẻ xong, nên ngồi lại từ 15 – 30 phút để theo dõi xem trẻ có bị phản ứng với thuốc không, để có những biện pháp hỗ trợ kịp thời.
- Khi đưa trẻ trở về nhà, cha mẹ cần theo dõi trẻ liên tục xem trẻ có bị sốt không, cần phải chú ý cả da bé, cử chỉ xem bé có quấy khóc và bú mẹ bình thường hay không.
- Cha mẹ nên chườm mát ở vị trí tiêm được tiêm phòng, nên cho bé uống nhiều nước và bú mẹ nhiều hơn, cho trẻ mặc đồ thoáng mát.
- Trong trường hợp thấy trẻ có biểu hiện bất thường, cha mẹ nên đưa bé đến ngay cơ sở y tế để được hỗ trợ kịp thời, tránh trường hợp không mong muốn xảy ra.
- Sau khi tiêm phòng, trẻ thường có biểu hiện sốt, đây là phản ứng bình thường không đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu trẻ sốt cao quá lâu mà không hạ, cha mẹ nên đưa trẻ tới cơ sở y tế để được các bác sĩ xem xét.
- Với những trẻ có những biểu hiện nặng sau khi tiêm phòng như sốt cao trên 39 độ C, chân tay lạnh tím tái, co giật, quấy khóc, sưng to quanh chỗ tiêm. Khi đó cha mẹ phải đưa bé đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra, điều trị.
Kết luận
Sức khoẻ của trẻ rất quan trọng, và việc tiêm phòng cho trẻ là cần thiết. Bài viết đã giúp các bậc làm cha mẹ có câu trả lời cho câu hỏi trẻ đang uống kháng sinh có tiêm phòng được không?. Mong rằng những kiến thức trên sẽ có ích đối với mọi người.